Những điều cơ bản về sự phát triển của thai nhi

Lần đầu tiên làm mẹ, bạn muốn hiểu rõ quá trình phát triển của con từ khi thụ thai để có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé? Vậy thì hãy theo dõi ngay sự phát triển của thai nhi sau đây nhé.

1. Giai đoạn thụ thai

Thụ thai là sự phát triển đầu tiên của thai nhi, quá trình này diễn ra ngay sau khi tinh trùng gặp trứng. Trong 72 giờ đầu tiên thụ thai, trứng đã thụ tinh sẽ phân chia tạo bào thai và bào thai từ từ di chuyển vào tử cung. Tử cung của người mẹ sẽ là nơi cho bào thai “cư trú” và phát triển.

2. Giai đoạn thai kỳ 9 tháng 10 ngày

3 tháng đầu thai kỳ

Tháng đầu tiên là khoảng thời gian để một số bộ phận như mặt, mạch máu, cổ, phổi, gan, tim, và dạ dày bắt đầu hình thành. Đến tháng thứ 2 các bộ phận chi tiết như mí mắt, tai, mũi, ngón tay, ngón chân sẽ dần dần phát triển, bạn có thể nhìn thấy rõ những bộ phận này của con khi siêu âm.

Khi chúng ta thấy kích thước của bé đã lớn khoảng 5cm thì chính là thời điểm ở tháng thứ 3 của thai kỳ. Lúc này nhịp tim của con đã đập và cơ quan sinh dục của con cũng bắt đầu hình thành rõ ràng, các mẹ có thể biết được bé nhà mình mang giới tính nào rồi nhé.

Các bác sĩ khi siêu âm có thể chỉ cho mẹ thấy rõ hình ảnh của con trên màn hình và nghe được tim thai để cho chúng ta biết tình trạng sức khỏe của bé.

3 tháng giữa thai kỳ

Ở tháng thứ 4 của thai kỳ, bé đã nặng khoảng 100gram, mắt bé đã có thể chớp. Các mạch máu và tim đã định hình rõ ràng. Không chỉ vậy, vân tay, vân chân cũng bắt đầu xuất hiện. Đến tháng thứ 5 thì bé con của chúng ta sẽ nặng gấp khoảng 3 lần tháng trước.

Và sau 30 ngày tiếp theo thì con đã thực sự hiểu được những những cử chỉ âu yếm của ba mẹ như xoa bụng, nói chuyện với bé.

3 tháng cuối thai kỳ

Ba tháng cuối là 3 tháng thể hiện sự phát triển của thai nhi thể hiện rõ rệt nhất. Cân nặng ở tháng thứ 7 của bé là 1,1kg và bé sẽ thường xuyên xoay người. Nhưng chỉ cần sang đến tháng thứ 8 thì cân nặng của con sẽ đạt 1,8kg và mẹ nên đi khám 1 tháng 2 lần để đề phòng trường hợp sinh non nhé.

Trong những ngày tháng cuối thai kỳ, các bộ phận của bé đã phát triển một cách toàn diện nhất nhưng bé vẫn cần thêm một khoảng thời gian trong bụng mẹ để tăng cường sức khỏe, chờ ngày ra đời. Cân nặng của bé lúc này sẽ đạt khoảng 2,8- 3kg và cao tầm 50cm.

3. Ra đời

Khi đủ 9 tháng 10 tương đương 40 tuần, bé con của bạn sẽ chào đời. Tuy nhiên có một số trường hợp mẹ có thể sinh non hoặc sinh quá ngày, điều này là hoàn toàn bình thường, tuy nhiên các mẹ nên đến bệnh viện để được kiểm tra và được các bác sĩ hỗ trợ sinh.

Trên đây là toàn bộ quá trình thể hiện sự phát triển của thai nhi. Chắc chắn giờ đây các mẹ có thể trả lời cho con khi bé hỏi con hình thành như thế nào rồi đúng không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *