Giải đáp thắc mắc: “Tẩy trắng răng có tốt không?”

Chúng ta vẫn thường hay mơ về một hàm răng trắng sáng, một nụ cười rạng rỡ, giúp thu hút ánh nhìn, mang lại tự tin. Chính vì nhu cầu vô cùng bức thiết ấy mà ngành dịch vụ làm trắng răng ra đời. Tuy nhiên, chính vì sự phát triển nhanh chóng như vũ bão ấy mà nhiều người cũng đặt ra câu hỏi: “Tẩy trắng răng có tốt không?”. Lo lắng cho sức khỏe bản thân là một điều vô cùng thông minh và cần thiết. Hôm nay, Nha khoa Oze sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này thông qua bài viết sau đây nhé!


Giải đáp thắc mắc: “Tẩy trắng răng có tốt không?” 

Giải đáp thắc mắc: “Tẩy trắng răng có tốt không?” 

I. Có những cơ chế tẩy trắng răng nào?

1. Tẩy trắng bên trong

Làm trắng răng bên trong là việc nha sĩ sẽ xử lý phần ngà răng, làm trắng ngà răng, giúp ngà răng tiếp thụ chất gel hydrogen peroxide (được sử dụng trong nha khoa, nên được gọi là gel làm trắng hoặc thuốc tẩy trắng) giúp phần ngà trở nên sáng màu hơn từ bên trong.

Khi nội tại của răng trắng sáng, màu sắc bên ngoài nhìn thấy sẽ nhạt hơn, khiến cho răng có độ trắng và trong vô cùng tự nhiên. 

2. Tẩy trắng bên ngoài

Tẩy trắng bên ngoài là việc thực hiện loại bỏ các mảng bám, các vết ố vàng trên bề mặt răng, trên men răng. Các mảng bám thường do các thức ăn chứa màu bám dính tốt như cà phê, cà ri, rượu bia hay hút thuốc đều là những vấn đề có thể xử lý được từ bên ngoài, bằng miếng dán trắng răng hay kem đánh răng.

Tuy nhiên, để trả lời cho câu hỏi tẩy trắng răng có tốt không thì miếng dán trắng răng và các phương pháp trắng răng bên ngoài có vẻ không phải là câu trả lời tốt, vì nó có thể gây ra tụt nướu, các bệnh răng miệng, làm nướu nhạy cảm,…

Tẩy trắng răng bên trong giúp răng trắng sáng tự nhiên

Tẩy trắng răng bên trong giúp răng trắng sáng tự nhiên

II. Tẩy trắng răng có tốt không?

1. Lưu ý khi tẩy trắng răng

– Chỉ nên tẩy trắng răng khi răng khỏe mạnh: Khi bạn đang mắc các căn bệnh về nướu lợi, mô mềm bên trong miệng thì việc đầu tiên bạn nên làm chính là chữa dứt điểm chúng trước. Đảm bảo sức khỏe răng miệng thì mới có thể tiến hành tẩy trắng, tránh tiền mất tật mang. 

– Răng nhạy cảm hơn: Bạn cần phải chuẩn bị tâm lý cho việc này, răng có khả năng dễ dàng bị tác động vì lớp bên ngoài của răng đã bị tác động và yếu dần.

– Tẩy trắng không có tác dụng mãi mãi: Răng vàng là do quá trình lão hóa, ăn uống và vệ sinh, chính vì vậy nó là một điều tất yếu, dù cho trả lời được câu hỏi tẩy trắng răng có tốt không nhưng chắc chắn 1 điều là kết quả không phải là mãi mãi.

– Kết quả tẩy trắng không giống nhau: Tùy vào đặc điểm cơ địa răng lúc bạn tẩy trắng mà hiệu quả khác nhau, người có men răng khỏe, khác với những người có men răng mỏng. Chính vì vậy không thể so sánh trực quan được.

Đọc thêm: Làm trắng răng bằng những cách nào?

Giày bảo hộ đi mưa nào tốt nhất hiện nay 2020?

Cách tính tải trọng xe container dựa vào những yếu tố nào?

Kết quả tẩy không giống nhau với đặc điểm răng miệng không giống nhau

Kết quả tẩy không giống nhau với đặc điểm răng miệng không giống nhau

2. Phương pháp tẩy trắng răng phù hợp 

– Kem đánh răng là phương pháp tẩy trắng răng thông dụng và đơn giản nhất, loại bỏ được vết bẩn và mảng bám. Tuy nhiên đây là phương pháp không thể dùng với nồng độ lớn được vì khi đó răng sẽ bị nhạy cảm, thóai hóa nướu do bị mài mòn.

– Nếu vẫn còn lo lắng tẩy trắng răng có tốt không thì bạn nên đến các địa chỉ nha khoa để tẩy trắng răng. Các bác sĩ được đào tạo chuyên nghiệp, trang thiết bị lại hiện đại, đầy đủ, giảm thiểu được tối đa các rủi ro đến từ việc thiếu hiểu biết. 

– Miếng dán răng: Miếng dán răng khá dễ tìm và dễ dàng trong sử dụng, hiệu quả mang lại thì ai cũng thích. Tuy vậy, khả năng miếng dán trắng răng không giúp cho răng trắng đều màu, lại tổn thương đến vùng nướu, thậm chí là gây ung thư miệng khi sử dụng với tần suất cao.

Tìm các địa chỉ nha khoa để không phải lo lắng về tẩy trắng răng có tốt không

Tìm các địa chỉ nha khoa để không phải lo lắng về tẩy trắng răng có tốt không

Những lưu ý và phương pháp tẩy trắng bên trên của chúng tôi ắt hẳn đã giúp bạn phần nào hiểu thêm về tẩy trắng răng có tốt không rồi đúng không nào? Hy vọng thông qua đây, bạn đọc ngày càng thông thái trong những vấn đề về sức khỏe răng miệng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *