Các rào cản khi triển khai các nhà máy thông minh hiện nay

Tổng quan hệ sinh thái các nhà máy thông minh

Nhà máy thông minh là một giải pháp chuyển đổi số toàn diện có sự kết hợp giữa công nghệ và thông tin, ngoài ra còn có từng OT. Đồng thời giải pháp củng ứng dụng các công nghệ tiên tiến như AI, Big Data

Hệ sinh thái các nhà máy thông minh (Smart Factory) bao gồm một tập hợp các thành phần và hệ thống tương tác để tạo ra môi trường sản xuất thông minh và liên kết các yếu tố trong chuỗi cung ứng: 

  • Cảm biến và Mạng cảm biến

  • Trí tuệ nhân tạo và Học máy

  • Hệ thống quản lý sản xuất (MES)

  • Robotics và Tự động hóa

  • Chuỗi cung ứng thông minh: 

  • Giao diện người-máy (HMI)

  • Kết nối Máy móc

  • Thực tế ảo và Thực tế tăng cường

  • An ninh và Bảo mật

Hệ sinh thái nhà máy thông minh

Ứng dụng và tính năng mà các nhà máy thông minh 

  • Tự động hóa: Các hệ thống tự động hóa trong nhà máy thông minh có khả năng tự động điều khiển các quy trình sản xuất, từ việc cung cấp nguyên liệu đến xuất phẩm cuối cùng mà không cần nhiều sự can thiệp của con người.

  • Sử dụng dữ liệu lớn: Các cảm biến và hệ thống IoT thu thập dữ liệu liên tục từ các thiết bị và quy trình sản xuất. Dữ liệu này được phân tích để tối ưu hóa hoạt động và dự đoán các vấn đề tiềm năng.

  • Trí tuệ nhân tạo: AI được sử dụng để tối ưu hóa lịch trình sản xuất, dự đoán nhu cầu của thị trường, tối ưu hóa quy trình và giảm thiểu lỗi sản xuất.

  • Mạng năng lượng: Các nhà máy thông minh có thể tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo, quản lý tốt hơn việc sử dụng năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính.

  • Tự động bảo trì và sửa chữa: Hệ thống giám sát liên tục và dự đoán khi nào các thiết bị cần được bảo trì hoặc thay thế, giúp giảm thiểu thời gian dừng máy không mong muốn.

  • Sản xuất linh hoạt: Các dây chuyền sản xuất có thể dễ dàng thay đổi để sản xuất các sản phẩm khác nhau mà không cần nhiều thời gian dừng máy.

  • Đào tạo và tương tác người-máy: Robot hợp tác và giao diện người-máy giúp tăng cường tương tác giữa con người và hệ thống sản xuất.

  • Chất lượng sản phẩm: Công nghệ kiểm tra và phân tích sử dụng AI giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn cao.

Các nhà máy thông minh có thể bao gồm nhà máy sản xuất ô tô, robot tự động lắp ráp, nhà máy sản xuất điện tử sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo IOT để kiểm tra chất lượng sản phẩm theo thời gian thực. Các nhà máy thông minh là sự kết hợp của rất nhiều sản phẩm công nghệ tiên tiến nhằm tăng cường quy trình sản xuất đáp ứng ngày càng tăng nhu cầu thị trường.

Một số rào cản khi triển khai các nhà máy thông minh

Việc phát triển nhà máy thông minh có thể đối mặt với nhiều rào cản. Nhưng không làm chùn bước chiến lược đầu tư nhà máy thông minh cho nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. Dưới đây chúng tôi liệt kê một số rào cản doanh nghiệp bạn có thể gặp phải trong quá trình triển khai:

  • Chi phí – quỹ đầu tư ban đầu: Hầu hết đầu tư các nhà máy thông minh đòi hỏi đầu tư chủ yếu là công nghệ, hạ tầng, đào tạo nhân viên và quản lý dự án. Điều đó tạo ra một áp lực tài chính cho quỹ dự phòng đầu tư đầu vào cho doanh nghiệp. Vì vậy để quá trình thi công được diễn ra đúng tiến độ doanh nghiệp nên có khoản dự chi cho những hạng mục triển khai cho nhà máy.

  • Nhà máy thông minh hoàn thành sẻ thay đổi cơ cấu tổ chức, Giảm thiệu nhân sự nhưng lại tăng những nhân sự chất lượng hơn, học làm quen với công nghệ và chủ động tham gia vào quy trình sản xuất mới. Điều này gây khó khăn đối với doanh nghiệp trong quá trình điều chuyển và đào tạo nhân sự chuyên nghiệp hơn.

  • Bảo mật hệ thống doanh nghiệp: Hầu hết các nhà máy thông minh đề sử dụng nhiều công nghệ kết nối mạng, việc đó gây ra những nguy hiểm tiềm ẩn về độ bảo mật thông tin quan trọng của doanh nghiệp. Cần có những phương án giải quyết chủ động A, B, C cho những trường hợp xấu xấu xảy ra khi thông tin bị rò rỉ. 

  • Giải quyết các sự cố xảy ra đối với hệ thống nhà máy thông minh: Trong quá trình vận hành sẽ xảy ra sự cố kỹ thuật, lỗi phần mềm hoặc có thể là thiết bị hỏng hóc. Cần có phương án dự phòng để tránh xảy ra sự gián đoạn quá trình sản xuất và tạo ra sự không ổn định trong nhà máy. Bởi sự cố kỹ thuật có thể gây ra mất dữ liệu quan trọng dẫn đến thiệt hại về tài sản lẫn danh tiếng doanh nghiệp.

  • Quá trình đào tạo nhân viên: Để vận hành nhà máy thông minh đòi hỏi đội ngũ nhân viên có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm mới, việc đào tạo không dễ dàng bởi tốn nhiều thời gian hơn và tiền bạc của doanh nghiệp.

  • Nhiều ứng dụng công nghệ trong nhà máy có thể phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp công nghệ, sự phụ thuộc này có thể tạo ra nhiều rủi ro nếu nhà cung cấp không uy tín, không đáp ứng được nhu cầu hoặc tài chính của bạn không đáp ứng được quá trình sử dụng công nghệ trong thời gian dài.

Tổng hợp lại những nội dung trên, việc phát triển các nhà máy thông minh là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp, đòi hỏi sự đầu tư và quản lý tủ mỉ từ khâu công nghệ và tổ chức.

Tham khảo thêm:

https://topazpharma.com/cach-phong-to-thu-nho-man-hinh-may-tinh-nhanh-nhat-don-gian-nhat/

https://topazpharma.com/cach-reset-card-man-hinh-don-gian-chuan-xac-nhat/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *